Vì sao yến sào thô và yến tinh chế lại có sự khác nhau về giá?
– Hao
hụt do loại bỏ tạp chất: Trọng lượng của lông, cát, bụi, vôi… có trong yến sào
thô. Những tạp chất này sẽ gây hao hụt khoảng 7% – 11%.
– Hao
hụt do lượt bỏ các sợi yến non: Còn gọi là “phần xơ mướp” trong ruột yến sào
thô. Vì nếu giữ lại phần yến non này, khi khách hàng ngâm và chưng yến sẽ rất
dễ tan. Phần này hao hụt khoảng 2% – 4%.
– Hao
hụt trong quá trình vận chuyển: Sau khi làm sạch, yến sào sẽ giòn, dễ vỡ hơn.
Trong quá trình vận chuyển và đóng hộp, sẽ loại bỏ phần yến vụn này.
Độ hao hụt khoảng 1%
Như
vậy, tổng hao hụt của quá trình làm sạch, đóng gói và vận chuyển yến sào sẽ dao
động ở mức 10-16%. Nói dễ hiểu hơn, để có được 100g yến sạch, sẽ cần
khoảng 110g ~ 120g yến sào thô.
Vì sự
hao hụt trên, nhiều cơ sở, doanh nghiệp đã dùng “thủ thuật” phủ thêm muối,
đường, chất kết dính nhằm làm tăng khối lượng sản phẩm yến sào đã làm sạch.
Yến tinh chế phải tốn chi phí làm sạch
Có 2 loại yến sào làm sạch là yến rút lông và yến tinh
chế. Mỗi loại yến sào sẽ cần thời gian làm sạch khác nhau.
- Yến sào
rút lông: Thời gian để nhặt sạch 100g yến là từ 16 tiếng (khoảng 2 ngày công)
do yêu cầu về kỹ thuật cao.
- Yến sào
tinh chế: Thời gian để nhặt sạch 100g yến đối là khoảng 12 tiếng (khoảng 1.5
ngày công).
Ví dụ:
- Giá
100g yến sào rút lông = (giá 100g yến sào thô) + (~ 15% yến sào hao hụt
trong quá trình xử lý) + (chi phí khoảng 2 ngày công + quản lý)
- Giá
100g yến sào tinh chế = (giá 100g yến sào thô) + (~ 15% yến sào hao hụt trong
quá trình xử lý) + (chi phí khoảng 1.5 ngày công + quản lý)
Vậy là
bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi về sự chênh lệch giá của yến sào thô và
yến đã làm sạch rồi phải không. Xét về mặt dinh dưỡng, yến sào thô và yến
sào đã làm sạch không có sự khác biệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét