Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Để phân loại yến sào có những cách nào?

Nhu cầu mua tổ yến sào để làm quà tặng, để bồi bổ cho bản thân hay cho con nhỏ ngày càng tăng cao. Cũng dễ hiểu bởi đời sống ngày càng khá lên trong khi tổ yến sào không còn là thứ hàng xa xỉ khan hiếm như ngày xưa nữa…Nhưng để lựa chọn được loại tổ yến đúng với nhu cầu, phù hợp với túi tiền của mình cũng không phải dễ.

Để phân loại yến sào có những cách nào?

Dựa trên nguồn gốc của yến sào


Hầu hết các yến sào có thể ăn được đều xuất xứ từ khu vực Đông Nam Á. Thế nhưng, điều kiện tự nhiên và khí hậu ở từng quốc gia lại khác nhau; biện pháp thu hoạch yến sào của từng nơi cũng không giống nhau. Tất cả những yếu tố này đều có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của yến sào.

- Indonesia: Yến sào Indonesia có kết cấu mịn nhất, ít tạp chất và mềm. Tuy nhiên, hầu hết đều là yến nhà. Khoảng 80% nguồn cung cấp yến sào trên thế giới đến từ Indonesia do ngành nuôi yến ở đây đã trở thành mô hình công nghiệp. Giá cả yến sào Indonesia thường thấp hơn một chút so với mặt bằng chung của khu vực.

- Malaysia: Yến sào Malaysia to, đều và có giá rẻ nhất. Nhưng vì đa phần các yến sào này đều là yến nuôi;nên giá trị dinh dưỡng của chúng cũng thấp nhất.

- Thái Lan: Yến sào rất cứng và dày, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có thời gian ngâm nở và chưng khá lâu. Đáng tiếc là yến sào Thái Lan phần lớn được lấy từ hang động tự nhiên nên sản lượng không cao. Giá cả yến sào Thái Lan thuộc hàng cao nhất.

- Việt Nam:  Việt Nam có bờ biển rất dài và nguồn thức ăn phong phú cho chim Yến khiến Việt Nam trở thành một trong những vùng đất tiềm năng phát triển ngành yến sào. Yến sào Việt Nam mang giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon và đa dạng. Tuy nhiên, do sự đầu tư trong ngành còn rời rạc, thiếu vốn đầu tư và công nghệ nên sản lượng yến sào còn khá thấp. Dù thế, giá yến sào Việt Nam cũng khá cao so với khu vực.

Dựa trên hình dạng tổ của yến sào 


Bề mặt nơi chim làm tổ cùng cách khai thác khác nhau sẽ tạo ra các tổ khác nhau.

- Yến sào dạng cup: Yến sào còn nguyên, kích thước lớn nhất. Bề mặt nơi chim làm tổ bằng phẳng, khi khai thác yến, thợ yến cắt sát 2 đầu chân bám.

- Tổ dạng tam giác: Tổ bị thiếu 2 đầu chân, kích thước tổ bình thường. Tổ được xây nơi góc 2 bức tường nhà nên có hình tam giác, hoặc khi khai thác phần chân tổ bị gãy.

- Chân tổ: Là một phần nhỏ của yến sào, nơi tổ bám vào bề mặt. Phần chân tổ rất dày và cứng, kích thước nhỏ. 2 phần chân tổ bị gãy ra từ tổ cup.

- Bánh: 1 miếng nhỏ và mềm như cái bánh, kích thước nhỏ. Đây là tổ còn non chưa kịp hoàn thành xong.

Dựa trên màu sắc tổ của yến sào


Tùy thuộc vào thức ăn và môi trường sinh sống làm tổ mà yến sào có màu sắc khác nhau.

- Tổ màu hơi trắng: mịn Phù hợp với mọi đối tượng. Tăng cường hệ miễn dịch, nuôi dưỡng và cả thiện làn da trẻ khỏe.

- Tổ màu vàng đậm: Dùng cho người trong độ tuổi trung niên và phụ nữ có thai. Bổ sung nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

- Tổ màu đỏ đậm: Dùng cho người bệnh cần hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật, người thiếu máu và phụ nữ mang thai. Bổ sung tối đa các khoáng chất quan trọng, tăng dưỡng chất cho máu và hàm lượng canxi cho cơ thể.

Dựa trên địa hình khai thác yến sào


Để phân loại yến sào có những cách nào? 1

- Yến sào nhà: Chim Yến làm tổ trong các ngôi nhà do con người xây dựng, thường ở gần biển. Con người tạo dựng môi trường lý tưởng cho chim yến đến sinh sống và kiểm soát chúng dễ hơn. Yến sào nhà thường có ít lông và tạp chất hơn so với yến sào đảo.

- Yến sào đảo: Chim Yến làm tổ ở các hang động, trên các vách đá cao gần biển. Do điều kiện môi trường và khí hậu ngoài tự nhiên khắc nghiệt hơn;nên các yến sào đảo thường có kết cấu cứng và nặng hơn. Tuy nhiên chúng cũng chứa nhiều lông và tạp chất hơn. Yến sào đảo khó khai thác hơn yến sào nhà nên sản lượng cũng ít hơn, giá cao hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét